Chỉ số tăng nhưng thanh khoản mất hút trên thị trường sáng nay (Ảnh: Hải Long).
HNX có 11,1 triệu cổ phiếu giao dịch tương ứng 170,12 tỷ đồng và trên thị trường UPCoM là 16,39 triệu cổ phiếu tương ứng 191,37 tỷ đồng. Trong khi đó, HNX-Index nhích nhẹ 0,01% và UPCoM-Index tăng 0,17 điểm tương ứng 0,19%.
Có tới 833 mã cổ phiếu không phát sinh giao dịch nào sáng nay. Độ rộng thị trường nghiêng nhẹ về phía các mã tăng giá với 321 mã tăng và 282 mã giảm.
Chỉ có 2 mã cổ phiếu được giao dịch trên 10 triệu cổ phiếu trong phiên sáng là VHM và HNG. VHM khớp lệnh hơn 12 triệu đơn vị trong khi HNG khớp lệnh 10,3 triệu đơn vị.
Chỉ số VN-Index được hỗ trợ đáng kể bởi các mã ngân hàng lớn. TPB tăng 0,9%; BID tăng 0,8%; STP tăng 0,8% và VCB tăng 0,6%... Một số mã bất động sản cũng đang duy trì được diễn biến tăng khá tốt là THD tăng 3,4%; D2D tăng 2,9%; FIR tăng 2,6%; VRE tăng 1,4%; VHM cũng nhích nhẹ.
Chiều ngược lại, nhiều cổ phiếu có khởi đầu tăng nhưng hiện đã quay đầu điều chỉnh. QCG có thời điểm giảm sàn trước khi đánh mất 4,8%; TCH và KBC cùng giảm 1,3%; NVL, DXG, BCM đều giảm giá.
Nhóm dịch vụ tài chính cũng tương tự với sự điều chỉnh diễn ra tại HCM, TVB, TCI, SSI, APG, BSI. Các mã khác tăng nhưng mức tăng đã chậm lại là ORS, VND, AGR, VIX, DSE.
Sự mất hút của thanh khoản thị trường trong phiên sáng nay cho thấy thái độ thận trọng của giới đầu tư.
Theo chuyên gia phân tích tại VDSC, diễn biến hồi phục có thể sẽ tiếp diễn trong phiên giao dịch hôm nay nhưng dự kiến sẽ có trạng thái tranh chấp mạnh khi tăng điểm, đặc biệt là vùng cản 1.225-1.230 điểm và tạm thời cần đề phòng rủi ro lùi bước từ vùng cản này.
Do vậy, nhà đầu tư được khuyến nghị có thể cân nhắc nhịp hồi phục để chốt lời hoặc cơ cấu danh mục theo hướng giảm thiểu rủi ro, đồng thời quan sát nỗ lực của dòng tiền trong thời gian tới. Hiện tại, độ ổn định của thị trường chưa cải thiện nhiều và rủi ro còn tiềm ẩn nên nhà đầu tư cũng cần cân nhắc quản trị danh mục hợp lý, tránh rơi vào trạng thái quá mua.
" alt=""/>Tiền mất hút trên thị trường chứng khoánLực lượng chức năng tìm kiếm cháu V. mất tích (Ảnh: Hồ Văn Trần).
Theo Chủ tịch UBND xã Trà Ka, khoảng 16h ngày 22/11, gia đình phát hiện bé V. mất tích nên huy động người thân đi tìm.
Trước khi mất tích, nhiều người thấy bé V. chơi gần con sông Toang cạnh nhà. Gia đình nghi ngờ bé bị rơi xuống sông.
Trong 2 ngày qua, bất chấp trời mưa to, sông Toang nước dâng cao, chính quyền xã Trà Ka huy động hơn 20 người tìm kiếm nạn nhân. Nhưng do trời mưa lớn, nước sông Toang đục và chảy xiết nên việc tìm kiếm gặp nhiều khó khăn.
" alt=""/>Huy động hàng chục người tìm kiếm bé trai 2 tuổi mất tíchDự án thành phần 1A (từ nút giao tỉnh lộ 25B đến nút giao cao tốc TPHCM - Long Thành) thuộc trục đường Vành đai 3 TPHCM đoạn Tân Vạn - Nhơn Trạch (Đồ họa: Ngọc Tân).
Theo PMU Mỹ Thuận, hiệp định vay ODA đang có nguy cơ hết hạn trước thời điểm hoàn thành dự án. Cụ thể, thỏa thuận vay vốn ODA giữa Chính phủ Việt Nam và ngân hàng KEXIM Hàn Quốc xác định thời gian thực hiện dự án là từ 8/9/2020 đến 8/1/2025 (52 tháng).
Tuy nhiên, dự án phải lùi tiến độ do một số yếu tố khách quan. Với nỗ lực rút ngắn tiến độ của PMU Mỹ Thuận, sớm nhất cũng phải đến quý II/2025 mới có thể đưa dự án về đích.
Do đó, Bộ GTVT đã kiến nghị Bộ Tài chính triển khai thủ tục tăng thời hạn triển khai dự án theo hiệp định vay lên 60 tháng thay vì 52 tháng như thỏa thuận ban đầu.
Bên cạnh việc lùi thời hạn về đích, dự án 1A cũng đang cần thêm kinh phí cho các hạng mục khớp nối với dự án thành phần 1 và 3 của Vành đai 3 TPHCM.
Theo PMU Mỹ Thuận, dự án thành phần 1A được triển khai trước khi Chính phủ triển khai các dự án khép mạch Vành đai 3 TPHCM (gồm DATP 1 tại TPHCM, DATP 3 tại Đồng Nai, DATP 5 tại Bình Dương và DATP 7 tại Long An).
Do nằm giữa dự án thành phần 1 và 3, dự án 1A phải điều chỉnh một số yếu tố kỹ thuật để khớp nối đồng bộ với 2 dự án. Chi phí phát sinh khi điều chỉnh thiết kế kỹ thuật là 114,7 tỷ đồng (hạng mục cầu Nhơn Trạch tăng 4,7 tỷ đồng, hạng mục đường dẫn 2 đầu cầu tăng 110 tỷ đồng).
Số tiền phát sinh này sẽ được PMU Mỹ Thuận chi cho các hạng mục điều chỉnh bề rộng nền đường; điều chỉnh cao độ/cường độ mặt đường; thay đổi giải pháp xử lý nền đất yếu...
Cầu Nhơn Trạch bắc qua sông Đồng Nai thuộc tuyến vành đai 3 TPHCM (Ảnh: Hải Long).
Dự án Vành đai 3 TPHCM đoạn Tân Vạn - Nhơn Trạch ban đầu được chia thành 2 dự án thành phần 1A (từ Nhơn Trạch đến cao tốc TPHCM - Long Thành) và 1B (từ cao tốc TPHCM - Long Thành đến Tân Vạn).
Trong đó, dự án 1A được Ban quản lý dự án Mỹ Thuận (Bộ GTVT) triển khai bằng vốn vay ODA Hàn Quốc và vốn đối ứng của Việt Nam. Dự án có tổng mức đầu tư gần 7.000 tỷ đồng, khởi công từ năm 2022, phấn đấu hoàn thành vào quý II/2025.
Dự án 1B ban đầu được xác định đầu tư PPP, sau đó chuyển thành dự án thành phần 1 do UBND TPHCM đầu tư theo phương thức đầu tư công.
" alt=""/>Lùi tiến độ, tăng chi phí tại cầu lớn nhất Vành đai 3 TPHCM